Trong các công trình xây dựng, giàn giáo là thiết bị không thể thiếu được, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giàn giáo khác nhau ra đời, nổi trội nhất là hệ giàn giáo ringlock và hệ giàn giáo nêm. Với nhiều ưu điểm nổi bật, hai thiết kế này khiến nhiều chủ đầu tư, nhà thầu cảm thấy phân vân, không biết nên lựa chọn loại nào cho phù hợp. Nếu đây cũng là điều quý khách đang băn khoăn thì hãy cùng chúng tôi khám phá ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời!
Hệ giàn giáo Nêm
Giàn giáo nêm (wedge scaffolding) được xem là một trong các bước tiến của ngành xây dựng tại Việt Nam. Sản phẩm có cấu tạo gồm: cây chống nêm, thanh giằng ngang, hệ chống đà giữa và hệ chống đà biên. Các thanh chống nêm được kết nối với thanh giằng ngang thông qua hệ túi nêm, giúp tạo các module chịu lực vững chắc.
Điểm mạnh nổi bật của loại giàn giáo này là tuy sở hữu thiết kế vô cùng tối giản nhưng có độ liên kết cực kỳ chặt chẽ, mang tính logic, khoa học cao, có thể chịu được tải trọng lớn với độ bền cao. Hơn nữa, việc di chuyển, lắp đặt hay tháo dỡ cũng rất thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng. Với kết cấu chủ yếu gồm các thanh giằng ngang và chống đứng, giàn giáo nêm giúp tiết kiệm diện tích lưu kho hiệu quả, giảm thiểu đáng kể chi phí mặt bằng.
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, giàn giáo nêm hiện đang dần thay thế cho mẫu giàn giáo khung truyền thống (giàn giáo chữ H), là sự lựa chọn phổ biến của các nhà thầu trong thi công để chống đỡ phần sàn cho các công trình xây dựng có quy mô trung bình trở lên, có yêu cầu cao về mức độ đảm bảo an toàn cũng như rút ngắn thời gian thi công.
Hệ giàn giáo Ringlock
Hệ giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa) là thiết kế được cải tiến từ giàn giáo nêm, hiện được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường các nước châu Âu như Ý, Đức, Anh, Pháp, Mỹ,…
Về cơ bản, cấu tạo hệ giàn giáo ringlock tương tự giàn giáo nêm. Tuy nhiên, sản phẩm có độ vững chắc cao hơn nhờ các khớp nối đã được cải tiến theo dạng mâm đĩa, kết hợp với các phụ kiện giàn giáo ringlock đặc biệt cùng chi tiết chốt cài giữa thanh giằng với mâm đĩa.
Sản phẩm bao gồm các bộ phận như chống Consol, chống đà giữa, thanh giằng, chống đứng. Mỗi bộ phận có độ dày khoảng 2mm – 2.5mm với kích thước đa dạng trải dài từ 1m – 2.5m, được chế tạo chủ yếu từ kim loại cứng hoặc thép.
Điểm mạnh nổi bật của hệ giàn giáo ringlock là cung cấp độ an toàn gần như tuyệt đối. Các liên kết vô cùng chặt chẽ, có khả năng cố định cao, chịu lực tốt, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng rung lắc hay văng trong quá trình thi công xây dựng. Qua đó, đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng được mọi tiêu chuẩn, yêu cầu dù là khắt khe nhất về vấn đề an toàn trong xây dựng.
Giàn giáo ringlock được ứng dụng nhiều trong công tác chống sàn của các công trình có quy mô lớn, yêu cầu vô cùng cao về độ an toàn để tránh xảy ra những tai nạn không mong muốn, gây ảnh hưởng đến tiến độ cũng như uy tín của các chủ đầu tư, nhà thầu.
Vậy nên chọn loại giàn giáo nào?
Qua phần tìm hiểu trên có thể thấy, về cơ bản, hệ giàn giáo ringlock và giàn giáo nêm có kết cấu khá giống nhau, điểm khác biệt lớn nhất là hệ giàn giáo ringlock liên kết với thanh giằng ngang, thanh chống đứng bằng các vòng ringlock và chốt cài, còn giàn giáo nêm thì liên kết bằng túi nêm và hệ nêm.
Cả hai loại đều cung cấp khả năng chịu lực, độ đảm bảo an toàn cao với công tác lắp đặt đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển và lưu kho, được hầu hết các chủ đầu tư, nhà thầu lựa chọn hiện nay.
Do đó, tùy vào mục đích, nhu cầu và đặc tính thi công của công trình mà quý khách có thể lựa chọn loại giàn giáo sao cho phù hợp, vừa mang lại hiệu quả cao về mặt thi công, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí.