Giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng, dùng để nâng đỡ con người, vật dụng,cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn vượt hơn tầm vóc con người so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,…).
Vì sao phải dùng giàn giáo?
Như phần đình nghĩa trên đã nêu chúng ta phải dùng giàn giáo khi con người không với tới độ cao để hoàn thành công việc của mình đang làm. Nên người ta phải dùng vật dụng thanh để bắt lên nâng đỡ con người lên.
Có nhiều loại vật liệu khác nhau để dùng làm giàn giáo. Trước kia, thời kỳ sơ khai, khoa học máy móc chưa phát triển, thì giàn giáo người ta dùng bằng tre, nứa, cây gỗ…dùng dây buộc lại làm thành một hệ giàn. Với vật liệu như này thì độ an toàn không được đảm bảo. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, giàn giáo được làm từ sắt và các hợp kim cứng khác do đó độ an toàn cao hơn và tháo lắp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Có rất nhiều loại giàn giáo như: giáo A, Giáo H, giáo thanh, giáo thang, giáo conson…tùy vào nhu cầu thiết yếu và kinh tế mà người ta chọn loại giáo phù hợp.
Giàn giáo sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là giàn giáo thi công hay giàn giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa…
Một bộ giàn giáo có bao nhiêu chân?
Bạn đã bao giờ thắc mắc 1 bộ giàn giáo có bao nhiêu chân giúp chống đỡ tốt nhất? Do đó, hãy đọc ngay thông tin dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Hiện nay có các loại giàn giáo được sử dụng phổ biến là: Giàn giáo khung, giàn giáo nêm và giàn giáo đĩa (giáo ringlock). Một bộ giàn giáo khung tiêu chuẩn sẽ bao gồm: 4 chân và 2 giằng chéo và bộ giàn giáo khung lớn gồm: 84 chân và 42 giằng chéo. Chúng được liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra không gian làm việc chắc chắn cho con người. Hơn thế, giàn giáo còn được xem là khung xương chống đỡ toàn bộ công trình khi thi công.
Bên cạnh đó, bộ giàn giáo 42 chân sẽ có đầy đủ các bộ phận: Khung, kích tăng, cùm xoay, cầu thang, thanh chéo, mâm đứng, cây chống…
Mặt khác, tùy vào diện tích mặt sàn, quy mô công trình mà nhà thầu có lựa chọn phù hợp. Với mỗi kích thước giàn giáo khác nhau sẽ đi cùng những kiến trúc nhất định. Do đó, hầu hết các công trình đều có những loại giàn giáo thích hợp.